Bệnh giời leo là một bệnh khá phổ biến, các triệu chứng của bệnh giời leo khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu, bứt rứt, đau rát … Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trên cơ thể nhưng điển hình vẫn là ở mặt, cổ, lưng, vai, bụng … là dễ gặp nhất. Vậy cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả nhất là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.
Cách trị bệnh giời leo
Biến chứng của bệnh giời leo
- Đau thần kinh sau khi bị giời leo: Là biến chứng đáng sợ nhất, tồn tại khoảng hơn 1 tháng sau khi các tổn thường trên da đã biến mất. Biến chứng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Thường đau đớn này sẽ châm dứt sau 6 tháng, cá biệt có nhiều bệnh nhan vẫn còn đau sau hơn 1 năm.
- Bội nhiễm trên da: nếu không được chữa trị sớm các vết loét do phỏng nước ở giời leo bị nhiễm trùng sẽ khiến viêm nhiễm nặng, nưng mủ. Trường hợp bệnh nhân bị giời leo ở hố mắt mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc thậm chí có nguy cơ bị mù lòa.
- Trường hợp các biểu hiện trên da nặng lên, phát tán mạnh vào hệ tuần hoàn gây tổn thương các tạng: não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong.
Cách chữa trị bệnh giời leo
Với những biểu hiện và biến chứng nêu trên, đây là căn bệnh khiến bệnh nhân rất khó chịu, giảm khả năng lao động hàng ngày và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế cần có loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp:
- Thanh nhiệt và giải độc cơ thể:
– Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
– Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
– Ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua… - Sử dụng gạo nếp và đỗ xanh:
– Gạo nếp và đỗ xanh có tác dụng thấm hút nước rất nhanh, nên nhai nhỏ gạo nếp với đỗ xanh theo tỉ lệ 1:1 và đắp vào vùng da bị giời leo, gạo nếp trộn đỗ xanh sẽ thấm hút dịch nước ở vùng da bị giời leo giúp cho vùng da đó nhanh khô , mau lành bệnh , đồng thời tránh được tình trạng nốt giời leo bị vỡ khiến dịch nước lan ra vùng da xung quanh khiến khả năng phát tán bệnh càng nhanh hơn. - Dùng thuốc chống đau, chống viêm:
– Đây là triệu chứng phải giải quyết đầu tiên, bệnh nhân nên được dùng các thuốc giảm đau thuộc nhóm không sterroide để tránh khỏi cảm giác khó chịu.
– Vùng tổn thương phải được giữ gìn sạch sẽ và được chăm sóc bằng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch alumilum acetate 5%.
– Bôi các dung dịch sát khuẩn và góp phần làm khô vết thương như milian, eosin. - Sử dụng thuốc kháng virus: Nhằm rút ngắn thời gian biểu hiện của bệnh, chống đau hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng sau khi tổn thương đã lành. Các thuốc chống virus nhóm acyclovir được xem là hiệu quả nhất gồm: Acyclovir, famciclovir, Valacyclovir:
– Trường hợp tổn thương nhẹ, bạn có thể đến tiệm thuốc để mua một trong các loại thuốc trên và sử dụng theo chỉ dẫn, tổn thương sẽ khô nước dần và lành hẳn trong 5ngày sau khi dùng thuốc.
– Đối với những bệnh nhân bị nặng thì nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng sau bệnh có thể xảy ra.
Với những tư vấn nêu trên chắc hẳn bạn đã biết cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả nhất cho chính bản thân mình và gia đình rồi đấy. Hãy sử dụng thuốc theo toa hướng dẫn và sự chỉ dẫn của bác sỹ nhé. Bệnh “giời leo” sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta biết điều trị đúng cách đồng thời hạn chế nó tái phát bằng cách ăn uống điều độ, nâng cao sức đề kháng, duy trì tốt sức khỏe và thường xuyên thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Chúc bạn luôn biết cách tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Bệnh giời thật sự là gây phiền cho những ai bị mắc phải. rất cảm ơn những kiến thức bài viết mang lại.
Em bi o mat thi phai lam sao a? Xin cac bac cho em biet cach chua tri voi a. Em cam on rat nhieu,em vua moi bi 1,2 ngay roi
không nên tự điều trị vì những kinh nghiệm dân gian có khi đúng khi không đúng, có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt những biến chứng ở vùng mắt có thể ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, gây mù. Do đó, ngay sau khi có cảm giác nóng rát ngoài da ở một bên, cho dù chưa xuất hiện san thương, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám ngay.
Mama mk bị ngay gần mắt lun. Sưng mủ wá trùi. Z. Có chữa dc ko bạn
Có bạn nhé, tuy nhiên với những vùng nhạy cảm cần được điều trị sớm và đi khám bạn nhé.
e bị ở miệng ( đi tiệm thuốc tây thì ngta bảo là bệnh đó, đã lâu rồi nhưng vẫn còn ngứa ờ mép miệng, khi ăn trúng đồ mặn( nước mắm, muối hay đồ biển) rất khó chịu, đã sử dụng thuốc nhưng không hết, da môi chuyển mầu sậm tím ( không còn đỏ như mọi người nữa), e phải làm sao đây bác sĩ, có cách nào trị dứt điểm hay bệnh viện da liễu nào trị được bệnh này không ạ
Bệnh này điều trị không có nếu như có cách điều trị phù hợp và kiêng kị đúng cách. Bạn có thể đi khám để bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh của bạn như thế nào và cấp thuốc cho bạn. Lưu ý trong quá trình điều trị bạn nên tránh ăn những thực phẩm có vị cay, mặn để tránh xót và nhanh khỏi.